Download all photos from a webpage

Chào các bạn,

Lâu lâu muốn download vài trăm tấm hình manually, mỗi tấm cỡ 300kB-500kB, sẽ mất nhiều thì giờ, laị thêm không được hài lòng vì nhiều chỗ chỉ cho dl hình cỡ nhỏ, loại low res....
Bạn có thể tự động hóa công việc download để có thêm thời giờ rảnh ngồi viết...blog như tui, làm theo các bước dưới đây:

Trước hết cần có Free Download Manager (http://www.freedownloadmanager.org/download.htm), browser Firefox (hay IE).

1. Copy & Paste link vô address bar để mở Picasa Web album:

2. Trên menu bar của Firefox, click Tools/Page Info.


3. Click media icon sẽ thấy links cho các files jpg, gif,...



4. Select và copy all links (cỡ 205 links) vào clipboard.

5. Launch text editor và mở một new file, td: links.txt, paste clipboard's content vô file mới này. Chỉ giữ lại jpg và delete các loại files khác.



6. Replace all string "s128" với "s1600", mục đích để lấy hình hi-res 1600pxls.

7. Copy tất cả các (modified) links này vô lại clipboard.

8. Launch Free Download Manager program (http://freedownloadmanager.org/).

9. Press Shift-Ctrl-V, sẽ thấy hình dưới...click 10, 11, 12 to point to group name or enter new group name: photos (or whatever that pleases you) và save folder's name if not done so. Click OK.


10. Links của photos sẽ hiện ra, và download starts...Nếu muốn ngưng, nhấn nút stop theo hình dưới



11. Optional: Tools/shut down computer when done (đi làm chai bia hoặc ngày mai trở lại xem hình).

Chúc các bạn thành công, hẹn kỳ tới.
DH.

Bài viết của cô Dung, gv môn văn, cho lớp 12C2-nk1978 trong tập san Khởi Điểm

CHO CÁC EM THÂN YÊU

Các em lớp 12C2 thân mến!

Trời ơi! Biết viết gì bây giờ? Sáng mai còn phải đi lao động, mà giờ này cô phải thức để biên bài tập san cho các em đây! Vừa buồn ngủ, vừa không có “cảm hứng” lắm, khổ không nào? Nhưng nghỉ đi rồi còn nghĩ lại, giây phút mà mình cho lý trí thẳng được bản năng “thường tình” để làm vui lòng người khác thì nó sẽ. . . Thế nên cô quên đi giấc ngủ đang kêu gọi, và tập trung ý nghĩ của mình lại về lớp 12C2 đây, các em hài lòng chưa nào?

Nhưng đã bảo là không tìm thấy cảm hứng thì làm sao mà biên hay cho được. Các em có thông cảm cho cô chưa? Vào giờ văn thì các bài có chương mục sẵn sàng, rồi có giàn ý đâu vào đó rồi thì đễ dàng thôi. Còn ở đây nói lên cảm nghĩ của mình thì vô vàn khó hở các em? Cô nghĩ rằng, nếu có thời gian lâu dài hơn, để tình cảm lắng sâu vào tâm hồn mình, khi ấy viết ra nó sẽ phong phú và đọc thích thú hơn.

Các em biết không? Tại các em nhờ cô xem bài viết để làm đặc san của các em cô thấy lòng mình hình như se thắt lại làm sao ấy? Một cảm giác bâng khuâng và thương mến vô vàn tuổi học trò trung học của cô cách đây 6 năm. . . . . . . . với những nét ngây thơ nhí nhảnh, hồn nhiên của tuổi trẻ các em đang sống, nó không khác một chút nào với ngày ấy, ngày đã xa rồi của cô. Qua những lời văn nuối tiếc thuở còn đi học của các em viết ra hôm nay, cô nghĩ rằng các em chỉ nêu ra một khái niệm, một từ ngữ, thật ra các em chưa có trạng thái nuối tiếc ấy. Vì các em vẫn chưa qua thời gian ấy lần nào? Và chính người nuối tiếc ấy là cô.

Đúng thật đó các em, một sự tìm về, với mọi sức mạnh của tầm tay, nhưng không níu kéo được rồi . . . . . biết làm sao hơn. Thế nhưng cô đã tìm ra một dĩ vãng và nó cũng là thực tại. Hình ảnh náo nức của các em hôm nay, cô đã cảm thấy nó chính là của cô, và cũng chính vì vậy nên “cái cảm thông”, “cái suy nghĩ” của cô và các em đã trở nên thân thương và gần gũi vô hạn. Và cũng chính ở cái gần gũi ấy, cái cảm thông ấy cô đã được các em đền trả lại bằng một tình cảm mà nó vô cùng đáng quý . . . . . . . . . . cô thấy mình đã có một thành công, vì giáo dục học sinh phải đóng đủ vai trò: một người thầy, một người chị, một người anh, và ngay cả một người bạn nữa. Cô thấy mình có một thuận lợi là tuổi còn trẻ, suy nghĩ và hành động không khác gì các em, có những cảm thông chân thực với tuổi trẻ và đó là một sợi dây vô cùng cần thiết để trói buộc tình thầy trò mình lại gần với nhau hơn nữa.

Mấy em biết không, có những lúc cô nghĩ xa xôi hơn, nếu hai chục năm sau, cô đã cằn cỗi theo thời gian thì đàn em của các em sẽ như thế nào đối với sự già nua trong tư tưởng của cô? Chắc là buồn lắm các em nhỉ? Tới lúc ấy cô nghĩ rằng các em ấy không biết có còn được cảm thông như các em hôm nay không, và có còn được cô nhìn bằng một cái nhìn rộng lượng tha thứ hay không? . . . Dù sao đi nữa, có thể trong suốt cuộc đời cô, sẽ không bao giờ quên được những khuôn mặt dễ thương của các em học sinh mà năm nay cô gặp, vì đây là kỷ niệm. . .

Lần đầu tiên trong cuộc đời cô, ngày cô bắt đầu bước chân vào đời, vào nghề dạy học. Trong đó chắc chắn là không thiếu 12C2 của cô với những khuôn mặt:

1./ Trần Thị Kim Anh: Đôi kính cận coi khá đạo mạo nhưng trên môi luôn tươi cười.

2./ Lê Thị Thu Anh: Lớp đặt cho biệt hiệu là Bà Năm nhưng cô thấy không có gì là bà Năm mà rất dễ thương.

3./ Tôn Nữ Hoài Ân: Trầm lặng, hiền hòa, ít nói.

4./ Nguyễn Văn Bộ: Có vẻ suy tư, chửng chạc.

5./ Nguyễn Cường: Cậu em nhỏ của cô thích được chiều chuộng và rất nhạy cảm, yêu đời.

6./ Nguyễn Thế Cường: Nhỏ bé như em út của lớp hay cười xuề xòa cho qua chuyện.

7./ Lương Sỹ Đại: Đúng là Đại thật rồi và có tấm lòng cũng đại nốt.

8./ Nguyễn Hoàng Đạo: Tuy nghiêm chỉnh, nhưng nói ra câu nào là ý nghĩa và phong phú vô cùng.

9./ Nguyễn Văn Đoàn: Cần cù, chân thật, dễ thương.

10./ Lê Thanh Hải: Không thích nổi bật, có nụ cười thông cảm, dễ chịu.

11./ Trần Đình Hải: Có vẻ người lớn, trầm lặng.

12./ Nguyễn Bá Hạnh: Nụ cười cởi mở, hiền hòa, dễ mến.

13./ Phạm Thế Hiển: Tiếng cười đặc biệt của lớp, đôi khi có vẻ e dè.

14./ Nguyễn Ngọc Hiếu: Tình cảm nồng nàn, tuy hơi bốc đồng.

15./ Vũ Thị Liên Hoa: Chăm chú nghe giảng bài với đôi mắt dễ mến.

16./ Hà Hữu Hùng: Viết chữ đẹp, tính tình cởi mở, dễ cảm thông.

17./ Trần Hữu Hùng: Nghiêm trang, hiền, không hề phá cô.

18./ Nguyễn Mạnh Hùng: Thoạt nhìn có vẻ gì kiêu ngạo, nhưng hoàn toàn dễ thương và đáng mến.

19./ Vũ Mạnh Hùng A: Tếu qua đi thôi.

20./ Vũ Mạnh Hùng B: Nến cắt tóc ngắn để dẹp cái kẹp tóc đi nhé.

21./ Trần Thế Hùng: Chăm học, siêng hoạt động, đáng khen.

22./ Nguyễn Văn Hưng: Tếu tếu, và có lúc nhìn như là nghệ sĩ.

23./ Nguyễn Thị Lan Hương: Vẻ mặt mang một nét buồn buồn.

24./ Nguyễn Đức Huy: Ít phá phách cũng ít hoạt động, cười là nhiều nhất.

25./ Lê Như Khánh: Sao “Đại tướng” lại tếu quá vậy, là người tạo không khí hào hứng cho lớp.

26./ Tôn Thất Kiêm: Nhỏ bé, học giỏi, hiền, dễ thương mặc dù ít nói.

27./ Tôn Trọng Lâm: Có vẻ âm thầm, ít bộc lộ tình cảm ra ngoài.

28./ Huỳnh Mai: Tên giống các cô qua, hiền, ít chọc phá bạn bè.

29./ Nguyễn Thị Minh: Đúng là nhảy lóc cóc như chú cóc, mái tóc trẻ trung, hồn nhiên.

30./ Nguyễn Thị Nhơn: Hơi thích làm người lớn, chửng chạc hơn một tí phải không em?

31./ Nguyễn Thế Phong: Đúng là sống không sôi nổi mà âm thầm như chàng nhạc sĩ.

32./ Nguyễn Tăng Phúc: Giọng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa nhưng không biết có hiền thật không.

33./ Hà Quang Phước: Được đổi chỗ xuống bàn dưới, mừng quá phải không em, nói chuyện thêm thì chết nhé.

34./ Vũ Văn Phước: Sang HK2 chăm học thấy rõ, cố gắng nữa nhé.

35./ Trần Đức Phương: Giản dị, là học trò chăm chỉ đáng mến.

36./ Lê Thị Phượng: Giỏi văn chắc là có một tình cảm phong phú lắm.

37./ Lê Thị Rõ: Đúng là lớp trưởng tí hon, chả trách sao bị Sĩ Đại chọc hoài.

38./ Phan Thị Thanh Tâm: Có mộng trở thành văn sĩ không em? Ánh mắt ướt át chứa cả một trời hy vọng.

39./ Nguyễn Thi Thu: Chăm chỉ, nhút nhát, mắc cỡ, đó là đức tính đáng yêu.

40./ Trần Tiến Thịnh: Đầu năm chưa thấy có gì phá phách, bây giờ nổi dữ à nha.

41./ Nguyễn Thị Thanh Thủy: Hạt tiêu của lớp luôn luôn hớn hở, tươi cười.

42./ Phùng Thị Thu Thủy: Ngoan hiền, cố gắng học hỏi, thùy mỵ đáng mến.

43./ Đỗ Thị Bích Thủy: Chợt nhìn người ta tưởng học sinh lớp 9 hay lớp 10, lớn mau lên chớ.

44./ Nguyễn Thị Tuyết Trinh: Giọng nói người bắc sao ngọt ngào lạ, ánh mắt tin tưởng ngày mai.

45./ Lê Thị Trung: Ít nói, nhưng ánh mặt đã nói rất nhiều.

46./ Nguyễn Mạnh Tiến: Sao giống DTL thế, mong em vào ĐHKT như ý muốn, yêu đời và chững chạc thêm.

47./ Nguyễn Anh Tuấn: Rụt rè, e dè như con gái. Mạnh dạn lên, nam nhi mà.

48./ Hoàng Bá Tú: Có tiếng cười hề hà và ngón đàn Classique rất hay.

49./ Nguyễn Thị Thu Vân: Âm thầm, nhè nhẹ từng bước vào đời.

50./ Nguyễn Thế Xương: Có tâm hồn thi sĩ như Trần Tế Xương.

51./ Lê Thị Kim Yến: Bụ bẫm, tròn trĩnh, yêu đời, vui vẻ, dễ thương.

Mấy em ơi, cô buồn ngủ quá rồi, tay nũng dỡ không nỗi nữa, đã bảo là không có hứng mà, đọc đỡ vậy các em, vì muốn làm hài lòng các em hơn nữa để có chút gì để nhớ khi sau này trên vạn nẻo đường đất nước, nó không làm hành trang của các em nặng thêm, nhưng nó sẽ là một các gì đã gần gũi thân thương với các em như hình ảnh cô ngày nay vậy các em nhé ! Gần một giờ sáng rồi đó.

[Cô Dung]



* Gởi đến các bạn một kỷ niệm nho nhỏ thời học sinh tươi đẹp.

(Cánh cổng mở ra đường Đồng Nai, từ cổng nhìn vào, bên phải là hai dãy lớp (che khuất bởi hàng cây năm xưa chúng ta trồng), trong đó có lớp 12C2 (lầu 1) thân yêu của chúng ta.

Cô Trần Kim Anh (dạy Hóa) và Thầy Nguyễn Văn Ba (Giáo viên chủ nhiệm và dạy Lý của lớp mình)

[Đóng góp: Bích Thủy]